1. Gián
Thủ phạm khó ưa mà ai cũng biết đến với mùi hôi khó chịu, là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng, kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 - 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay. Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ (Periplaneta americana), gián Úc (Periplaneta australasiae), gián Đông Phương (Blatta orientalis), gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa), gián Đức (Blattella germanica).
Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp.
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi.
Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.
2. Mối
là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là mùa sinh sản chính của mối.
Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống.. .thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng.
3. Kiến
(tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng, kiến được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực.
Kiến ăn uống rất đa dạng, cả động vật và thực vật. Những con kiến này ăn các con côn trùng khác, cả sống và chết, hầu như bất cứ thứ gì con người ăn.Chúng đặc biệt thích dịch ngọt do bọ vừng tiết ra. Nhiều đồ ngọt và thịt có trong bếp và các khu vực kho chứa cũng bị chúng ăn, bao gồm xi-rô, mật, mứt, đường thịt, mỡ, chất béo.
Loài kiến khi di chuyển rồi bò vào thức ăn mang theo một lượng vi khuẩn lớn ảnh hưởng đến con người và là tác nhân truyền bệnh gián tiếp, đó là cách bệnh như: Tiêu chảy, dịch sốt, ho… Không chỉ có vậy khi bị kiến đốt con bị phát ban, gây mẩm ngứa, dị ứng rất nguy hiểm đến tính mạng.
4. Loài ruồi nhà
Có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải.
Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.
Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, gần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp …
Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
5. Muỗi:
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da ...
Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.
6. Rệp
là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà cho con người trong sinh hoạt hàng ngày, Rệp phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, thanh trùng và con trưởng thành. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế...; có khi nó đẻ vào cả giấy, vải... Trứng rệp có thể phát triển tốt ở gỗ, đất...
Vai trò truyền bệnh của rệp chưa được xác định một cách rõ ràng. Rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm, lâu dần làm suy giảm sức khỏe của người bị rệp đốt máu.
Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q... nhưng vai trò truyền bệnh của rệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
7. Bọ xít hút máu người
thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái, với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 - 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ...
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch. Sau khi con người mắc bệnh, bệnh sẽ được lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang con.
=====================Kiến và Mối 2 Kẻ Khủng Bố Thầm Lặng================
Ngoài hình dạng ban đầu khó phân biệt giữa kiến cánh và mối cánh thì giữa 2 loài này có nhiều đặc điểm khác nhau khá thú vị:
Khác nhau giữa kiến cánh và mối cánh
1.Sinh sản:
Kiến Hậu giao phối với nhiều kiến đực khác nhau để sinh sản. Ngược lại, mối hậu chỉ giao phối với mối chúa và được coi là cặp đôi chung tình nhất trong thế giới côn trùng.Hình ảnh mối chúa
2.Cạnh tranh duy trì sự sống:
Kiến ngoài việc tấn công lẫn nhau, bắt làm nô lệ thì chúng còn là kẻ thù truyền kiếp của loài mối. Trong khi đó, chưa ghi nhận được bất kỳ cuộc tấn công giữa loài mối với nhau hoặc với kiến, chúng chỉ phòng thủ khi kiến tấn công. Loài duy nhất bị mối tấn công là loài người.Hình ảnh ghi nhận mối tấn công công trình di tích lịch sử của loài người
Loài mối tấn công tri thức của loài người
3.Giấc ngủ:
Theo nghiên cứu thì loài kiến có giấc ngủ ngắn và được chia ca để ngủ. Trong khi đó thì loài mối không bao giờ ngủ, giống như Ma cà rồng, chúng không thích ánh sáng mặt trời và có thể chết nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đó là lý do tại sao mối thường sống trong bùn và làm tổ.4.Thói quen ăn uống:
Kiến có sở thích ăn uống giống loài người, bằng chứng là chúng dùng bất cứ cái gì trên bàn, trong bếp sau bữa ăn của con người. Loài mối chỉ dùng gỗ và nước.Mối tìm vùng đất ẩm ướt để làm tổ
5.Kẻ khủng bố đầu tiên:
Mọi người nhầm tưởng những kẻ khủng bố Al-Qaeda là những kẻ đánh bom tự sát đầu tiên nhưng sự thực thì những kẻ đánh bom tự sát đầu tiên lại là loài mối. Điều này ngược lại với loài kiến, chúng hi sinh bản thân chỉ khi bảo vệ giống nòi khi vượt sông hay bị lụt lội.Loài kiến kết bè qua sông
Dù giữa loài mối và loài kiến có những đặc điểm khác nhau như vậy nhưng việc diệt mối (diet moi) và diệt kiến (diet kiến) đều là những việc cần phải làm để bảo vệ cuộc sống cho loài người chúng ta trước những cuộc tấn công vô cùng khủng khiếp của những loài côn trùng tuy nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm này.
theo nguồn: http://chongmuoiktt.blogspot.com/2014/08/nhung-loai-con-trung-nguy-hiem-chac.html
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete